Hướng dẫn cách trồng rau sạch, hữu cơ cho người mới bắt đầu
THÁP TRỒNG RAU 29/10/2019 | 19 Views
1/ Hiểu rõ về tầm quan trọng và ý nghĩa thực sự của rau sạch, hữu cơ.
Quy trình trồng rau sạch, rau hữu cơ không phải đơn giản mà có thể xây dựng thành công trong ngày một ngày hai.
Hầu hết những startup rau sạch, rau hữu cơ thành công đều phải trải qua thời gian dài tìm tòi, học hỏi, chuyển đổi với “muôn hình vạn trạng” những khó khăn, vất vả.
Và để đến được cái đích như vậy, họ phải là người thật sự có niềm đam mê, hiểu rõ về rau sạch, rau hữu cơ và mong muốn sản xuất ra những thực phẩm có lợi cho người tiêu dùng.
Điều này tuy nhỏ nhưng lại cực kỳ quan trọng cho những ai mới bắt đầu “dấn thân” vào con đường hướng đến nền nông nghiệp xanh - sạch.
2/ Những điều cần lưu ý về nguồn đất
Để trồng rau sạch, rau hữu cơ thì chất lượng đất trồng là yếu tố hàng đầu mà bạn cần cân nhắc.
Nguồn đất trồng rau hữu cơ .cần đáp ứng:
- Không bị ảnh hưởng bởi chất thải từ nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, bãi rác…
- Gần nguồn nước sạch, có nhiều ánh sáng mặt trời.
- Vấn đề thoát nước của vùng đất đó (đất trồng không nên giữ quá nhiều nước)
- Đất được mang đi kiểm định đảm bảo không có kim loại nặng, hóa chất… đảm bảo đủ
- dinh dưỡng trồng trọt. Nếu nguồn đất chưa thật sự tốt, bạn nên cải tạo, chuyển đổi trong một thời gian.
- Bạn cũng đừng quên làm cho đất mềm mịn, tơi xốp bằng các thao tác cày xới, xen canh, luân canh...
- Có thể tạo cách ly trang trại với bên ngoài bằng tường bao bọc hoặc trồng cỏ.
- Nếu khu vực nhiều gió cần có hàng rào hoặc tường, thậm chí là nhà lưới để đảm bảo cây trồng không bị ảnh hưởng.
- Nếu bạn muốn có chứng nhận hữu cơ thì cần đảm bảo chất lượng đất tốt nhất.
3/ Nguồn nước
Để lấy được chứng nhận hữu cơ bạn cần đảm bảo trang trại rau của mình xa các khu ô nhiễm, nước thải, được cách ly là tốt nhất.
Hệ thống nước tưới cũng cần được kiểm định đạt chuẩn, không chứa kim loại nặng hay các hóa chất gây hại có thể ảnh hưởng đến cây trồng.
Nếu nguồn nước không ổn, bạn cần có hệ thống xử lý trước khi đi vào tưới tiêu và tất cả quy trình này cũng cần được kiểm nghiệm và chứng nhận.
Nên có hệ thống tưới khoa học, phù hợp với địa hình và môi trường trang trại.
4/ Làm phân hữu cơ
Nếu rau sạch có thể sử dụng phân bón hóa học ở mức quy định thì rau hữu cơ tuyệt đối không.
Đây cũng là điểm vô cùng quan trọng, tạo nên sự khác biệt với các loại rau thông thường hiện nay.
Phân bón rau hữu cơ nên có nguồn gốc hữu cơ, tự nhiên và được kiểm định, kiểm soát nghiêm ngặt.
Bạn có thể sử dụng phân trùn quế , rác hữu cơ tự làm , phân chuồng đã hoai mục (đối với phân chuồng cũng được kiểm định trước khi sử dụng).
5/ Làm thế nào để loại trừ sâu bệnh
Đối với rau sạch bạn có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mức cho phép. Tuy nhiên, với rau hữu cơ thì không, 100% không tồn dư hóa chất độc hại.
Tuyệt đối không có thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng, biến đổi gen...Do đó bạn cần có kế hoạch phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng trước đó.
Thông thường để phòng trừ sâu bệnh các trang trại trồng rau hữu cơ sẽ áp dụng quy luật sinh tồn như phương pháp thu hút thiên địch, bảo vệ côn trùng có ích, sử dụng cây xua đuổi côn trùng gây hại (tỏi, gừng, hành, hoa cúc...).
Hoặc áp dụng xen canh, luân canh, phương pháp bắt bằng tay, bẫy dính, bẫy đèn, làm bẫy từ bã gừng, tỏi, rượu…
6/ Chọn giống phụ thuộc vào khí hậu
Chọn giống là bước quyết định 70% chất lượng cây trồng, mức độ sâu bệnh và khả năng thành công của trang trại.
Bên cạnh yếu tố lựa chọn giống trồng rau sạch, rau hữu cơ phải đạt chuẩn thì lời khuyên dành cho các bạn mới bắt đầu là nên lựa chọn giống rau phù hợp với khí hậu vùng đất đó.
Điều này tạo điều kiện tốt nhất để cây trồng sinh trưởng và phát triển nhanh chóng, đề phòng sâu bệnh.
7/ Gợi ý danh sách rau hữu cơ phổ biến nhất
Dĩ nhiên, phương pháp trồng rau sạch, trồng rau hữu cơ có thể áp dụng với bất kỳ loại rau nào, tuy nhiên nếu mới bắt đầu thì những loại rau phổ biến sau sẽ có ích dành cho bạn như:
- Rau bó xôi (bina), xà lách
- Bông cải xanh, cải bắp, súp lơ
- Ngô, cà chua, bí xanh, đậu bắp, cà tím
- Cà rốt, củ cải, khoai tây, hành tây, dưa leo, dưa hấu...
Như vậy, có thể thấy, quy trình trồng rau sạch, rau hữu cơ không hề đơn giản, nhất là rau hữu cơ. Tuy nhiên, nếu bạn có đam mê, kiên trì, học hỏi thì không có gì là khó khăn.
Bạn là nhà phố nhà chung cư thì xem thêm tháp trồng rau hữu cơ tại đây:
http://thanhphoxanh.vn/thap-trong-rau-pc121.html
THANH PHỐ XANH hy vọng với những chia sẻ trên phần nào đã mang đến những thông tin hữu ích để tiếp thêm ngọn lửa xây dựng nền nông nghiệp sạch - xanh của bạn.
- KHÁCH HÀNG (1)
- TIN TỨC MỚI (37)
- Chăm sóc cây xanh ở quận 9 (3)
- Chăm sóc cây xanh ở quận 2 (1)
- Dịch vụ cắt cỏ (43)
- Thiết kế và thi công hồ cá Koi (9)
- Thiết kế thi công hòn non bộ (1)
- Cung cấp cây xanh văn phòng (5)
- Tìm hiểu các loại cây (4)
- TRỒNG RAU THỦY CANH (4)
- KIẾN TRÚC - XÂY DỰNG (1)
- THÁP TRỒNG RAU (91)
- Thùng nuôi trùn quế ECo (10)