Hướng dẫn cách nuôi trùn quế tại nhà từ A-Z rất đơn giản cho người mới bắt đầu.
THÁP TRỒNG RAU 30/03/2021 | 0 Views
Nuôi trùn quế tại nhà mang lại rất nhiều lợi ích vừa giúp bảo vệ môi trường vừa tạo ra nguồn phân bón tuyệt vời cho rau hoa cây cảnh.
Nuôi trùn quế tại nhà rất đơn giản . sau đây là bải hướng dẫn nuôi trùn quế tại nhà đơn giản ai cũng làm được.
HƯỚNG DẪN NUÔI TRÙN QUẾ TẠI NHÀ
1.CÁCH NUÔI TRÙN QUẾ BẰNG RÁC.
- Các loại Thức ăn từ rác sử dụng để nuôi trùn quế
- Các loại rác hữu cơ bao gồm: Vỏ hoa quả, gốc rau, bã chè, bã café, giấy không lẫn Nilông, 1 ít bìa carton, vỏ trứng…
- Tránh các loại thịt cá mắm muối, đồ nấu chín, vỏ các loại quả có tinh dầu như bưởi, cam, quýt.
- Các rác hữu cơ như thịt cá mắm muối trùn không ăn được thì cho vào ủ vi sinh. Hoặc có thể dùng trực tiếp men ủ nuôi trùn để ủ, trong men này có chủng vi sinh phân giải protein rất tốt.
- Chế biến rác thành thức ăn cho trùn quế
2.1. Chế biến nghiệp dư, không cần men ủ
- Chỉ cần băm nhỏ rác, thậm chí không cần băm mà thả trực tiếp cho trùn ăn luôn, công việc của trùn quế là tự xử lý rác thải, tự ăn trong mức độ xử lý.
Ưu điểm: Không tốn công, tốn sức.
Nhược điểm: Trùn lâu phân hủy rác, có thể sẽ hơi có mùi nhẹ khi rác phân hủy, trùn ăn rác chậm hơn.
2.2. Chế biến chuyên nghiệp
- Băm nhỏ rác, các nhỏ càng tốt, rồi thả vào 1 cái xô (khoảng 8-10 lít) tùy quy mô nuôi trùn. Rắc ít men ủ vi sinh vào rác trộn đều, rồi đậy nắp xô tránh ánh nắng trực tiếp.
- Sau 3-5 ngày ủ thì bốc rác đó cho trùn ăn là OK.
Ưu điểm, nhược điểm ngược lại với cách 1.
- Làm thùng nuôi trùn
Tận dụng các loại sau để làm thùng nuôi trùn:
- Thùng xốp (các loại to nhỏ). Gần chạm đáy thùng khoét 1 lỗ nhỏ để cắm ống nước phi 21. Kê viên gạch lên đáy thùng rồi hứng cái bát nhựa hay vật dụng gì đó để thu nước dịch trà trùn dùng để tưới rau, tưới cây. Ở đáy thùng xếp vào viên gạch rồi trải lớp bao tải lên trước khi thả trùn (để dịch trùn chảy xuống dưới, trùn ở trên). Dùng lưới đen che miệng thùng lại tránh ánh nắng, ánh sáng chiếu vào thùng.
Cách làm thùng nuôi trùn bằng thùng xốp
- Chậu nhựa thông minh: Khoan lỗ ở đáy chậu để lắp vòi thu dịch trùn. Tận dụng miếng nhựa lót của chậu, rải 1 lớp bao tải lên để thả trùn nuôi, dùng lưới đen che mặt chậu.
Sử dụng chậu nhựa trồng rau làm thùng nuôi trùn.
- Thùng xô nhựa (có thể tận dụng xô sơn). Ở đáy xô khoan 1 lỗ để lắp van thu dịch trùn, thả vài viên gạch vào xô rồi lót bao tải lên cho trùn ở trên nước thấm xuống dưới. Khoang vài lỗ nhỏ xung quanh miệng xô và phần dưới (từ ½ xô trở lên) để thoát khí nóng. Dùng lưới đen che tủ hoặc dùng nắp xô có khoan lỗ (thoát khí nóng) đậy cũng được.
Tận dụng xô nhựa thùng sơn làm thùng nuôi trùn tại nhà
- Đặt thùng nuôi trùn ở nơi mát, tránh ánh nắng. Đặc biệt là vào mùa hè.
Nguyên tắc của làm thùng nuôi trùn không cần cầu kì, chỉ cần đạt 2 tiêu tiêu sau:
- Quá trình sinh sống và thả rác có nước rác, nước dịch trùn chảy ra, phải làm sao để tách được nước đó xuống dưới để thu tưới cây, tránh ngập cho trùn quế.
- Thùng thoáng khí, không bị ủ khí nóng vì rác phân hủy sinh nhiệt làm trùn sợ hãi sẽ bỏ đi.
4. Cách thả trùn sinh khối nuôi tại nhà.
Sau khi chuẩn bị thùng nuôi chúng ta rải một lớp chất nền khoảng 2-3cm ( đất ẩm hoặc phân trùn) xuống dưới cùng sa đó đổ sinh khối trùn lên trên. Mật độ độ thích hợp thả trùn là 10kg sinh khối /m2
5.Cách cho trùn ăn
- Chỉ cho thức ăn vào ½ mặt thùng, không thả thức ăn kín mít thùng, khi trùn ăn gần hết thức ăn thì lại thả tiếp vào ½ mặt thùng bên cạnh. Thường thì 1 tuần cho ăn 2 lần. Lượng trùn tăng lên thì lượng rác được xử lý cũng tăng lên như hình dưới.
- Hàng tuần nên dùng 3-5 vỏ quả trứng đập nát thả vào thùng để trung hòa axit sinh ra trong quá trình phân hủy rác hữu cơ. Vỏ trứng nghiền nhỏ cũng là thức ăn cho trùn được.
- Sau khi thả thức ăn cho trùn xong thì tủ lại lưới đen để chắn ánh nắng và trùn dễ dàng lên trên để ăn thức ăn.
6.Đảm bảo độ ẩm
- Thường nắm 1 nắm sinh khối vào tay mà ướt tay là độ ẩm thích hợp cho trùn, nếu khô thì cần phun 1 ít nước tưới. Còn nếu ướt thì nên giảm bớt thức ăn để trùn ăn xong mới cho tiếp, giảm độ ẩm.
7.Thu hoạch phân trùn và tách đàn
- Thường sau từ 2-3 tháng trùn bố mẹ đẻ ra nhiều trùn con, không gian sống hạn hẹp và đông đúc. Khi đó cần tách đàn cho trùn bằng cách kiếm 1 thùng trùn tương tự, chia bớt sinh khối trùn từ thùng cũ sang thùng mới để khoảng 4-8 h đồng hồ cho trùn ổn định chỗ ở mới rồi tiếp hành cho rác ăn như bình thường.
- Thu phân trùn bằng đặc tính của trùn, lấy 1 cái bạt gấp mép khoảng 10 cm, để ngoài sáng, đổ trùn ra bạt và phần gấp mép gấp vào 1 phần phân trùn. Trùn sợ ánh sáng sẽ chui hết sang phần gấp mép tối, phần còn lại sẽ hốt đi bón cây hoặc bán. Trùn sinh khối thu lại và thả lại chậu.
Phân trùn quế dùng để bón rau hoa cây kiểng rất tốt.
8.Sử dụng các chế phẩm từ trùn
8.1 Dịch trà trùn
- Là loại dịch thu được trong quá trình nuôi trùn dưới đáy chậu, dịch này bao gồm nước rác, nước dịch men trong bụng trùn rất tốt cho cây trồng. Pha loãng với nước lọc (sao cho khi nhìn thấy màu hơi ngả vàng vàng hoặc vàng sẫm là được), dùng tưới cho rau và các loại cây trong vườn.
8.2. Phân trùn
Thu phân trùn bán lại hoặc bón trực tiếp vào cây. Nguyên tắc bón phân trùn là bón xong phủ 1 lớp đất lên trên phân tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời chiếu vào để bảo toàn hệ vi sinh trong phân trùn được tốt.
8.3. Trùn tinh
Hay còn gọi là con trùn, đây là loài rất giàu dinh dưỡng, có thể dùng trong chăn nuôi gà, Vịt , chim và nuôi trồng thủy sản rất tốt, trùn tinh trộn với cám hoặc cho ăn trực tiếp đều được. Giúp vật nuôi tăng khả năng kháng bệnh rất cao.
9.Những Lưu ý khác khi nuôi trùn tại nhà
- Theo dõi thùng xốp nuôi trùn, nếu thấy có kiến thì tiêu diệt ngay.
- Che chắn lưới , trông chừng cẩn thận kẻo thạch sùng ,cóc, ếch, gà, chuột,… ăn trùn.
- Không được để trùn tiếp xúc với nước rửa chén, xà phòng giặt đồ,… vì chúng sẽ bị chết ngay tức thì.
- Đảm bảo điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng vì nếu thiếu ẩm hoặc quá sáng, trùn sẽ bò đi hết.
- Nếu trùn toàn thân bị bầm tím rồi chết nhanh, tức là chúng đã bị bệnh no hơi. Lúc này bạn cần hốt hết phân cũ đang có trong thùng và tưới nước vào đấy để cấp ẩm.
- Nếu nhìn thấy trùn ngoi hết lên bề mặt thì một là do nóng quá thì bạn hãy dùng cuốc xới đều toàn bộ bề mặt và tưới phun sương nước vào.Hai là bị ngập nước cần lấy lớp sinh khối chuyển qua thùng khác khô ráo hơn.
Qua bài viết cách nuôi trùn đơn giản tại nhà Thành phố xanh hi vọng có thêm nhiều người biết tới mô hình này để chung tay bảo vệ môi trường hạn chế vứt rác thải hữu cơ và vừa mang lại hiệu quả kinh tế không cần phải đi mua phân bón mà vẫn có nguồn phân tự cung cấp để trồng rau cây hoa cảnh.
Chúng tôi chuyên cung cấp sinh khối trùn quế( trùn giống ) cho cô bác anh chị muốn nuôi trùn nhỏ lẻ tại gia đình. Có ship đi các tỉnh thành Nam miền trung, Tây nguyên và các tỉnh miền tây.
Cung cấp phân trùn quế nguyên chất trực tiếp từ trại trùn trên Củ Chi tại các quận huyện của TP HCM
Kính mong cô bác anh chị ủng hộ sản phẩm của Thành phố xanh.
Xin chân thành cảm ơn !
- KHÁCH HÀNG (1)
- TIN TỨC MỚI (37)
- Chăm sóc cây xanh ở quận 9 (3)
- Chăm sóc cây xanh ở quận 2 (1)
- Dịch vụ cắt cỏ (43)
- Thiết kế và thi công hồ cá Koi (9)
- Thiết kế thi công hòn non bộ (1)
- Cung cấp cây xanh văn phòng (5)
- Tìm hiểu các loại cây (4)
- TRỒNG RAU THỦY CANH (4)
- KIẾN TRÚC - XÂY DỰNG (1)
- THÁP TRỒNG RAU (91)
- Thùng nuôi trùn quế ECo (10)