20 cây để văn phòng được sử dụng nhiều nhất
Cung cấp cây xanh văn phòng 29/11/2018 | 144 Views
Xã hội phát triển thì nhu cầu của con người cũng tăng theo, không gian làm việc cũng vậy. Nếu như ngày xưa, nhân viên đi làm chỉ cần có một chỗ ngồi có bàn ghế, nhưng ngày nay họ yêu cầu nhiều hơn từ một không gian rộng rãi, hiện đại, sáng tạo và phải xanh.
Không chỉ các công ty nước ngoài mới đầu tư nhiều vào không gian làm việc để tăng hiệu suất làm việc của nhân viên, mà các công ty tại Việt Nam cũng đã bắt đầu nhận thấy tầm quan trọng của một không gian hiện đại và trong lành. Chính vì vậy, mà cây xanh văn phòng chưa bao giờ HOT như hiện nay, khi hầu hết công ty đều đầu tư một khoản chi phí khá lớn vào nó.
Thành phố xanh sẽ bật mí với Bạn 20 loại cây cảnh văn phòng vừa đẹp, vừa có ích mà nhiều người săn đón nhất!
1.Cây Kim phát tài
Cây Kim phát tài hay còn gọi là cây Kim tiền, tên khoa học là Zamioculcas Zamifollia, thân cây to khỏe, thường phình to ở gốc cây. Mỗi cây Kim phát tài có tuổi thọ từ 2-3 năm. Nếu Bạn chăm sóc tốt thì cây sẽ sinh trưởng và nảy thêm nhiều nhánh con, điều này cũng cho thấy yếu tố phong thủy của loại cây này, công việc kinh doanh của công ty Bạn sẽ ngày càng phát triển.
Cây Kim phát tài thích nơi có ánh sáng tốt nhưng Bạn tuyệt đối không để nó ở nơi có ánh sáng trực tiếp. Bạn nên đặt nó ở những nơi có ánh sáng như hành lang, cửa ra vào, phòng tiếp khách, gần cửa sổ,…
2.Cây Bạch môn
Cây Bạch môn hay còn gọi là cây Lan ý, tên khoa học là Spathiphyllum Wallisii, dễ trồng và chăm sóc. Bạch môn có tác dụng thanh lọc không khí rất hiệu quả, đặc biệt là môi trường văn phòng có nhiều khí độc như benzene, carbon, formaldehydn cũng như các loại sóng điện từ, tia tử ngoại từ các thiết bị điện tử.
Bạch môn có thể trồng trong chậu đặt ở bàn làm việc, quầy lễ tân, phòng tiếp khách, kệ sách. Cây có thể để ở bóng râm nhưng để cây sinh trưởng tốt, Bạn nên đặt ở nơi có nhiều ánh sáng như gần cửa sổ, cửa ra vào.
3.Cây Thiết mộc lan
Cây Thiết mộc lan còn gọi là cây Phát tài, có tên khoa học là Dracaena Fragrans. Theo quan niệm phong thủy cây Thiết mộc lan mang đến may mắn và tài lộc cho Bạn, đặc biệt nhất là khi cây nở hoa. Ngoài việc tạo mảng xanh, cây còn có tác dụng tích cực trong việc thanh lọc không khí, hấp thụ các khí độc hại như Benzene, Toluene, Formaldehyd.
Thiết mộc lan là loại cây có lượng nước cao, nhưng nếu Bạn trồng trong văn phòng thì chỉ nên tưới nước 1-2 lần trong một tuần. Bạn cũng nên để cây ở nơi có ánh sáng tự nhiên để cây phát triển tốt nhé!
4.Cây Bao thanh thiên
Là một loài cây còn khá mới lạ, Bao thanh thiên hay còn gọi là cây Cung Điện Đỏ mang ý nghĩa cho sự thịnh vượng, phát triển nên thường được trồng thủy canh hoặc trong chậu đất đặt trên bàn làm việc, văn phòng. Không những có tác dụng thanh lọc không khí, mà cây Bao thanh thiên còn giúp xua đuổi những tà khí không tốt.
Là loài cây ưa bóng nên Bạn có thể trồng trong phòng làm việc, những cây sẽ đạt được màu đỏ đẹp nhất khi có ánh sáng nên thỉnh thoảng Bạn nên đem cây ra những nơi có ánh sáng chiếu vào. Cây sinh trưởng nhanh nên Bạn cần quan sát và cung cấp nước kịp thời cho cây.
5.Cây Hồng môn
Cây Hồng môn có tên khoa học là Anthurium, cây tượng trưng cho sự mau mắn, tài lộc nên rất được giới văn phòng ưu chuộng đặt trên bàn làm việc, phòng tiếp khách, quầy lễ tân,…Ngoài ra, Hồng môn có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt.
Cây Hồng môn dễ sống, hoa ra liên tục nên sẽ là một cây cảnh văn phòng trang trí đẹp mắt và dễ dàng chăm sóc. Một tuần Bạn nên tưới nước khoảng 2 lần và để cây ở vị trí có ánh sáng tự nhiên.
6.Cây Thanh tâm
Giống như tên gọi của mình, cây Thanh tâm là loài cây có vẻ ngoài xanh mướt khiến cho người trồng có cảm giác bình an và thoải mái. Hơn thế nữa, cây Thanh tâm có khả năng thanh lọc không khí trong môi trường kín như văn phòng, cũng như hấp thụ các chất hữu cơ dễ bay hơi có hại cho con người.
Là loài cây ưa bóng râm và có thể trồng thủy canh nên cây Thanh tâm cần một lượng nước lớn, vì vậy muốn cây sinh trưởng tốt Bạn cần chú ý đến chế độ tưới nước, cũng như thường xuyên mang cây ra nơi có ánh sáng để lá cây xanh tươi hơn.
7.Cây Trúc bách hợp
Cây Trúc bách hợp hay còn gọi là cây Phất dụ trúc, tên khoa học là Dracaena Godseffiana Hort. Vì là loài cây ưa bóng râm nên thường được trồng làm cây cảnh nội thất trong không gian kín như văn phòng. Không những thanh lọc không khí, cây Trúc bách hợp còn có khả năng điều hòa độ ẩm trong phòng.
Cây Trúc bách hợp cần lượng nước trung bình nên chỉ tưới cây khoảng 1-2 lần trên tuần, cây chịu ánh sáng bán phần nên chỉ cần phơi nắng 2-3 tiếng trên ngày thì cây sẽ sinh trưởng tốt nhất
8.Cây Thịnh Vượng
Cây Thịnh vượng là một loài cây kiểng quý, có tên gọi khác là Phong lộc hoa, ưu ẩm nên thích hợp trồng trong văn phòng kín. Xét về tính phong thủy, cây Thịnh vượng mang đến cho Bạn sự may mắn, tốt lành, hưng thịnh và sang trọng.
Cách chăm sóc cây Thịnh vượng khá đơn giản vì chỉ cần tưới ít nước hàng ngày, cho cây đón nắng khoảng 1 tiếng. Ngoài ra, cây có thể trồng thủy canh nên Bạn nhớ lưu ý chăm nước đều đặn là được.
9.Cây Ngọc ngân
Cây Ngọc ngân còn có tên gọi khác là cây Valentine, tên khoa học là Dieffenbachia Picta. Điểm nổi bật ở loại cây này là sự tương phản giữa màu xanh đậm của lá và phần giữa lá màu trắng. Nếu đặt cây Ngọc ngân trong văn phòng, bàn làm việc, nó sẽ mang nhiều tài lộc và may mắn cho Bạn.
Cây Ngọc ngân có thể sống ở mọi điều kiện ánh sáng, nhưng tốt nhất Bạn nên đặt cây ở vị trí có ánh sáng nhẹ như cửa sổ, cửa ra vào và tùy vào thời tiết mà tưới nước cho cây. Ở Sài Gòn nắng nóng thì nên tưới 1-2 lần trên tuần nhé!
10.Cây Cung Điện Vàng
Cây Cung điện vàng có tên khoa học là Aglaonema Crispum có ý nghĩa của sự quyền lực, sang trọng và thịnh vượng. Không chỉ mang tới may mắn cho người trồng mà cây Cung điện vàng còn có màu sắc đẹp mắt, thanh lọc không khí.
Cây Cung điện vàng có thể chịu được mọi điều kiện ánh sáng và có thể sống trong đất hoặc môi trường thủy sinh, nên Bạn có thể đặt nó trên bàn làm việc, gần cửa sổ để hấp thụ ánh sáng tốt nhất.
11.Cây Cọ Nhật
Cây Cọ Nhật, tên khoa học là Licuala grandis, một loại cây quá quen thuộc với giới văn phòng, ngoài công dụng cải thiện chất lượng không khí trong môi trường kín thì cây Cọ Nhật còn mang ý nghĩa sung túc, thịnh vượng cho công ty Bạn.
Ngoài ra, cây Cọ Nhật là loại cây cảnh dễ trồng và chăm sóc, Bạn chỉ cần tưới nước 1-2 lần trên tuần và lâu lâu đem cây ra phơi ánh nắng mặt trời buổi sáng từ 1-2 tiếng đồng hồ. Bạn cũng nhớ cắt tỉa những lá ngả vàng nhé!
12.Cây Ngọc Bích
Cây Ngọc Bích còn gọi là Cây Phỉ thúy, có tên khoa học là Crassula Ovata. Cây Ngọc Bích vừa đẹp long lanh như những miếng ngọc xanh vừa ý nghĩa về tiền tài và thịnh vượng nên thường được trồng trong văn phòng để đem may mắn cho công ty.
Khi đặt trong văn phòng thì Bạn không cần tưới quá nhiều nước, sẽ dẽ bị úng cây, chỉ cần tưới vài lần trong tuần và đặt cây nơi gần nguồn ánh sáng tự nhiên để cây phát triển tốt và cho màu xanh đẹp nhất nhé!
13. Cây Trầu bà ta
Cây Trầu bà ta từ lâu đã là một loại cây cảnh phổ biến có tên khoa học là Epipremnum Aureum. Ngoài khả năng hút các sóng điện từ từ các thiết bị điện tử và những chất hóa học độc hại khác thì cây Trầu Bà còn mang nhiều may mắn, bình an đến cho công ty của Bạn.
Là một loại cây cực kì dễ chăm sóc, Trầu bà ta không kén môi trường, ánh sáng hay nước, nhưng Bạn không nên để cây tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng sẽ làm lá trầu bị cháy.
14.Cây Kim Ngân
Cây Kim ngân được nhiều người ví như cây tiền, có tên khoa học là Pachira Aquatica. Cây Kim ngân được nhiều người ưa chuộng không chỉ vì vẻ ngoài đặc biệt của nó mà còn vì ý nghĩa phong thủy sâu sắc. Cây Kim Ngân thường có nhiều nhánh quấn chặt vào nhau tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ thu hút sự giàu có, thịnh vượng đến với công việc làm ăn của công ty Bạn.
Cây Kim ngân có thể trồng thành những chậu nhỏ để trên bàn làm việc, hoặc những chậu lớn đặt ở trong phòng, đặc biệt là gần két sắt của công ty. Cây Kim ngân rất dễ trồng và chăm sóc, chỉ cần Bạn đều đặn tưới nước khoảng 1-2 lần trên tuần và cho cây tiếp xúc ánh sáng buổi sáng.
15.Cây Lưỡi hổ
Với hình ảnh khỏe khoắn, xanh mát, cây Lưỡi hổ giúp cho người tiếp xúc có cảm giác thoải mái, xả stress và là cây cảnh số 1 trong khả năng hấp thụ khí độc hại, thanh lọc không khí và cung cấp Oxy. Ngoài ra, cây Lưỡi hổ cũng mang ý nghĩa tài lộc và may mắn đến với sự nghiệp của Bạn.
Không còn gì bàn cãi, cây Lưỡi hổ cực kì dễ trồng vì nó thích nghi với mọi điều kiện ánh sáng nên Bạn có thể đặt ở bất cứ đâu trong văn phòng, nhưng nhớ 1 tuần tưới nước vài lần nhé!
16.Cây Dây nhện
Cây Dây nhện hay còn có một cái tên khác là Cây Lan chi, tên khoa học là Chlorophytum Comosum không chỉ đẹp và có màu xanh thích mắt mà nó còn có công dụng thanh lọc không khí cực kì hiệu quả. Cây Dây nhện còn có ý nghĩa phong thủy mang đến may mắn và thuận lợi trong công việc kinh doanh của Bạn.
Cây Dây nhện ưa bóng nên Bạn có thể đặt trong phòng và thỉnh thoảng đem phơi nắng sáng, cũng không nên tưới nước nhiều, chỉ nên dùng bình phun nước lên lá để không bị úng nước.
17.Cây Bạch mã hoàng tử
Cây Bạch mã hoàng tử, tên khoa học là Aglaonema Pseudobracteatum, có vẻ ngoài cứng cáp, to lớn có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt và mang ý nghĩa phong thủy về may mắn và chiến thắng nên thích hợp đặt trên bàn làm việc, văn phòng công ty.
Cây Bạch mã hoàng tử cũng rất dễ chăm sóc, vì nó ưa bóng nên không cần phơi nắng hằng ngày, chỉ cần thỉnh thoảng phơi nó dưới ánh nắng buổi sáng và tưới nước 1-2 lần trên tuần.
18.Cây Đại Phú Gia
Cây Đại phú gia có tên khoa học là Aglaoocma SP, với phiến lá lớn, xanh thẩm có ý nghĩa lớn về mặt phong thủy như mang đến sự thịnh vượng, tài lộc và công việc kinh doanh thuận lợi. Vì kích thước lớn của mình, nên cây Đại phú gia phù hợp đặt ở những không gian rộng rãi như hành lang, phòng tiếp khách, tiền sảnh.
Về cách chăm sóc thì cũng như những loại cây khác, Bạn cần tưới nước một tuần 1-2 lần và thỉnh thoảng đem cây ra nơi có ánh sáng.
19.Cây Ngũ gia bì
Cây Ngũ gia bì là một cây cảnh thuộc dòng cao cấp, có tên khoa học là Scheffera octophylla (Lour) Harmshay, thuộc dòng nhân sâm. Không chỉ có vẻ ngoài bắt mắt, cây Ngũ gia bì còn có tác dụng thanh lọc không khí và mang ý nghĩa phong thủy rất lớn. Khi nhìn vào cây Ngũ gia bì, Bạn sẽ có cảm giác thư thái, minh mẫn và công việc cũng trở nên thuận lợi và phát triển hơn.
Không quá cầu kì như vẻ bề ngoài, Ngũ gia bì cực kì dễ chăm sóc, Bạn chỉ cần tưới nước 1-2 lần trên tuần vào lá và gốc cây, hằng ngày đem cây ra đón nắng sáng từ 1-2 tiếng đồng hồ.
20.Cây Thường xuân
Cây Thường xuân có tên khoa học là Hedera Helix, được ví như một cái máy lọc không khí trong văn phòng kín, không những vậy nó còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy như bình an, may mắn. Vì là dây leo, nên Bank có thể treo cây Thường xuân ở cửa sổ và hành lang.
Chăm sóc cây Thường xuân cũng rất đơn giản, chỉ cần tưới nước 1-2 lần trong tuần và nên treo chậu Thường xuân ở những nơi có ánh sáng tự nhiên.
Với những chia sẻ của Thành phố xanh về cây cảnh văn phòng ở trên, không biết Bạn đã chọn cho mình những loại cây yêu thích chưa?
Thành phố xanh hi vọng bạn sẽ chọn cho mình đượ một mẫu cây phù hợp nhất
Chúng tôi chuyên cung cấp và trang trí cây xanh văn phòng, hãy gọi cho chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần.
- KHÁCH HÀNG (1)
- TIN TỨC MỚI (37)
- Chăm sóc cây xanh ở quận 9 (3)
- Chăm sóc cây xanh ở quận 2 (1)
- Dịch vụ cắt cỏ (43)
- Thiết kế và thi công hồ cá Koi (9)
- Thiết kế thi công hòn non bộ (1)
- Cung cấp cây xanh văn phòng (5)
- Tìm hiểu các loại cây (4)
- TRỒNG RAU THỦY CANH (4)
- KIẾN TRÚC - XÂY DỰNG (1)
- THÁP TRỒNG RAU (91)
- Thùng nuôi trùn quế ECo (10)